- Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Với:
+ Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình.
+ Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
+ Dù ở bất cứ hình thức nào gia đình cũng bao gồm quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục.
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội
> Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
* Sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình:
• Chức năng tái sản xuất ra con người: Đây là chức năng đặc thù của gia đình, chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động thay thế những người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu và duy trì sự trường tồn của xã hội
• Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Gia đình là một chủ thể sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Sự phát triển của kinh tế gia đình chịu nhiều tác động của quy luật thị trường.
• Chức năng giáo dục (xã hội hóa): Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.
• Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm: Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung. Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến sự tồn tại, bền vững trong hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
* Thanh niên cần chuẩn bị gì để có một gia đình hạnh phúc trong tương lai:
• Phải tích chủ động cực học tập, có khát vọng làm giàu để có nguồn tài chính vững mạnh, để nâng cao đời sống vật chất của gia đình về sau.
• Học cách tôn trọng, quan tâm và chia sẻ.
• Sống có trách nhiệm với chính mình sẽ giúp sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội.