Câu 11: Tôn giáo là gì? Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần dựa trên những nguyên tắc nào? Liên hệ với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và trách nhiệm của bản thân.


  • Khái niệm tôn giáo:

    • Tôn giáo tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con người tạo ra tôn giáo vì lợi ích, mục đích của họ, phản ánh những ước mơ, suy nghĩ của họ. Nhưng sau khi sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo vô điều kiện.

    • Về phương diện thế giới quan, tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học chủ nghĩa của Mác – Lenin.

  • Trong thời kì quá độ lên CNXH, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần dựa trên những nguyên tắc:

    • Một là, phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

    • Hai là, phát huy mặt tích cực, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với cuộc vận động toàn dân đoàn kết cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

    • Ba là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo.

    • Bốn là, Phải có các quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn

giáo.

  • Vấn đề tôn giáo tại Việt Nam và trách nhiệm bản thân:

  • Về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam:

+ Đặc điểm:

  • Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo.

  • Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.

  • Tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu như là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc.

  • Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài

+ Chính sách:

  • Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

  • Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.

  • Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

  • Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

  • Vấn đề theo đạo và truyền đạo phải tuân theo Hiến pháp, người dân có quyền tự do hành đạo theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

  • Trách nhiệm bản thân:

    • Sinh viên phải nhận thức rằng tôn giáo là vấn đề nhạy cảm. Cần tôn trọng tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, dân tộc khác; phê phán hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử giữa người theo và không theo tôn giáo; lên án các hành vi mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống tinh thần các dân tộc,…

    • Phải học tập để có kiến thức, có tri thức về lịch sử, văn hóa, tôn giáo để hiểu về cội nguồn dân tộc, góp sức vào việc xây dựng khối, đoàn kết tôn giáo của Đảng và nhà nước; phải có bản lĩnh chính trị đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các chế độ thù địch, trong đó có lợi dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

    • Tích cực phổ biến kiến thức khoa học, tuyên truyền thế giới quan duy vật biện chứng góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.

    • Phát hiện, tố cáo những kẻ núp bóng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan.

BÌNH LUẬN







Logo sangtacviet

sangtacviet.com là trang web cung cấp dịch vụ dịch tự động dịch truyện chữ trung.
Hướng dẫn tân thủ Bài viết App Extension Chọn ngôn ngữ